A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi hứng thú với tạo hình

 Biện pháp 1: Tạo môi trường lớp học hấp dẫn kích thích tính tò mò thích khám phá ở trẻ

 Biện pháp 2: Sử dụng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm.

 Biện pháp 3:  Thay đổi hình thức gây hứng thú cho trẻ trong quá trình hoạt động

 Biện pháp 4: Sử dụng nguyên vật liệu tạo hình đa dạng phong phú .

Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh. Biện pháp thực hiện ( Biện pháp thực hiện từng phần )

1. Biện pháp 1: Tạo môi trường nề nếp lớp học hấp dẫn kích thích tính tò mò thích khám phá ở trẻ.

Môi trường, nề nếp lớp học là một bước cơ bản tạo nên thành công trong giờ học, trẻ ngoan chú ý học thì cô mới có thể truyền thụ kiến thức đến với trẻ.

Vì thế cô cần hướng dẫn nhắc nhở trẻ những thói quen cần thiết tạo nên một lớp học có tổ chức để từ đó hướng trẻ vào việc học cụ thể nhất. Bên cạnh đó giáo viên cần tìm hiểu, nắm bắt được tâm lý và sở thích của trẻ.

Trong giờ học hoặc trong các hoạt động tạo hình cô cần chú ý quan sát để biết được trẻ nào có khả năng tạo hình tốt, trẻ nào kém để cô có biện pháp phù hợp.

Ví dụ:

- Khi cô dạy trẻ tô màu chiếc ô tô

Nếu trẻ nào có khả năng tạo hình tốt trẻ đó sẽ chú ý cô làm mẫu và thường có động tác tay không làm theo cô và khi thực hiện trẻ có thể tô các màu sắc vào chiếc xe thật đẹp

Ngược lại trẻ nào có khả năng tạo hình kém trẻ đó sẽ ít chú ý khi cô làm mẫu, khi thực hiện trẻ sẽ không hoàn thành được chiếc xe.

Hình 1: Hình ảnh cô cùng đàm thoại tranh mẫu với trẻ

Dựa vào thực tế cô có thể phân loại trẻ và có tác động phù hợp đến từng trẻ. Để phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong hoạt động tạo hình thì việc tạo môi trường hoạt động là rất cần thiết.

Tạo điều kiện, cơ hội để trẻ thường xuyên được tiếp xúc với môi trường xung quanh, thiên nhiên muôn hình, muôn vẻ. Từng bước cung cấp các biểu tượng phong phú về đối tượng cho trẻ tự khám phá bằng cách huy động sự tham gia của các giác quan, các quá trình tâm lí khác nhau để lĩnh hội các khía cạnh khác nhau của sự vật hiện tượng. Đồng thời trẻ phân tích so sánh, tổng hợp, tìm ra những đặc điểm chung và riêng của các vật cùng nhóm, cùng loại làm tăng vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh.

Đặt và sắp xếp các vật liệu sao cho trẻ có thể thấy rõ và lấy được để trẻ dễ dàng thực hiện được hoạt độngtạo hình vào bất cứ lúc nào trẻ thích và trẻ có thể tự trưng bày sản phẩm của mình.

Tạo cho trẻ môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như: Bày đồ chơi đẹp, sắp xếp các nguyên vật liệu, đồ dùng một cách hợp lí, đẹp mắt,bố trí ngộ nghĩnh, môi trường nghệ thuật sẽ tạo cho trẻ cảm giác thích thú, sung sướng và từ đó trẻ mong muốn được tái tạo lại thông qua hoạt động tạo hình.

Nhờ được thường xuyên ngắm nhìn, sờ các âm thanh khác nhau, trẻ sẽ có cảm xúc và dễ dàng tập trung vào quá trình hoạt động tạo hình.

Hình 2: Hình ảnh cô cho trẻ thực hiện

2. Biện pháp 2: Sử dụng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm.

Sử dụng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm là một phương pháp vô cùng quan trọng trong quá trình phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ trong quá trình hoạt động tạo hình.

Cô giáo sẽ để trẻ tự thực hiện và khuyến khích trẻ sáng tạo. Trong quá trình hoạt động tạo hình trẻ cần được động viên để thể hiện ý muốn, hiểu biết cảm xúc, tình cảm của người đối với các sự vật hiên tượng xung quanh bằn cách được lựa chọn.

   + Cái trẻ muốn làm 

    + Làm thế nào để đạt được 

    + Cái hoàn thành sẽ như thế nào?

Trẻ cần được tự thể hiện với những phương tiện tạo hình khác nhau, sự thể hiện mang tính tất cả vì trẻ sẽ tiếp cận tạo hình theo cách riêng của mình.

VD: Sau khi cho trẻ thăm quan vườn hoa

Một số trẻ được khuyến khích thực hiện hoạt động tạo hình, một nhóm trẻ vẽ hoa, một số trẻ sẽ dùng ngón tay để tạo thành bông hoa.

Cô cần tăng cường sử dụng các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng có và vận dụng những kinh nghiệm đã học trong các hoạt động khác nhau.

Khuyến khích trẻ suy nghĩ, tìm cách giải quyết vấn đề. Cô hãy để trẻ tự miêu tả những gì trẻ  đang  và đã làm.

Cô đặt câu hỏi:

- Nói cho cô biết về ý tưởng của con?

- Tại sao con lai nghĩ như vậy…

          Tôi luôn đặt ra các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng những kiến thức đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau,động viên trẻ suy nghĩ và tìm cách giải quyết vấn đề của trẻ. Hãy để tự trẻ miêu tả những gì trẻ biết và có thể làm.

Ví dụ: “Hãy cho cô biết vì sao”, “Nếu như vậy thì sao”, “Vì sao cháu lại biết”, “Cháu có suy nghĩ gì”, “Còn gì để”, “ Hay có cách nào khác để”,…

           Với những cử chỉ, hành động, lời nói của cô đã tạo ra cho trẻ thấy là mình được khen vì mình đã làm tốt .

Ví dụ: Ôi! Cô rất thích   “Bức tranh này trông đẹp quá!” …

            Trong quá trình dạy trẻ cô không lên lạm dụng các sản phẩm mẫu và làm mẫu nhiều, vì càng ít làm mẫu và càng ít sử dụng vật mẫu sẽ càng kích thích trẻ tư duy và tìm kiếm cách thể hiện.

            Vì qua thực tế cho thấy các sản phẩm mẫu sẽ làm giảm tính tích cực hoạt động trí tuệ của trẻ, vì ở đây các hoạt động cần thiết để tạo hình thì đã được cô làm mẫu đầy đủ, vì vậy trẻ  sẽ không tự  tư duy mà trẻ sẽ  ghi nhớ, bắt trước luôn mẫu của cô rất nhanh .

            Với những trẻ kém không thực hiện được trước tiên tôi phải gợi ý để trẻ có thể hiểu và hình dung ra cách làm như : Bắt đầu xé từ đâu, xé hình gì, xé như thế nào,…Trong khi làm mẫu tôi luôn tôn trọng quan điểm của trẻ, làm cho trẻ thấy hứng thú hơn từ đó phát triển khả năng so sánh và trẻ tự tìm, tự sáng tạo trong khi thể hiện tác phẩm.

Hình 3: Hình ảnh cô hướng dẫn trẻ thực hiện

3  Biện pháp 3Thay đổi hình thức gây hứng thú cho trẻ trong quá trình hoạt động

         Để gây được sự chú ý của trẻ tôi luôn thay đổi các hình thức gây hứng thú sao cho sinh động, hấp dẫn vì trẻ rất hào hứng trước những điều mới lạ nhưng dễ chán với những gì quen thuộc….hiểu được tâm lý đó của trẻ  trước khi gây hứng thú học tôi sử dụng các bài hát,trò chơi, câu đố,các mô hình theo chủ điểm…   tạo tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ. Qua đó trẻ sẽ hào hứng tham gia giờ học mà không có sự chán nản, mệt mỏi… từ đó hoạt động sẽ đạt hiệu quả hơn.

       Ví dụ 1: Hoạt động “ Nặn theo ý thích”. Tôi gợi cho trẻ  nhớ và kể về những gì trẻ đã được học qua những giờ nặn mẫu hoặc đã thấy, quan sát được ở ngoài giờ học. Những nhận xét này của trẻ rất quan trọng bởi vì trẻ càng nhận xét kỹ và chi tiết bao nhiêu càng gợi cho trẻ cảm xúc thực sự bấy nhiêu từ đó trẻ sẽ sáng tạo và tư duy tốt hơn trong bài của mình

       Ví dụ 2: Cho trẻ "Trang trí bưu thiếp" tôi tạo một tình huống nhân ngày tết của thầy cô 20/11, trước tiên tôi cho trẻ  hát bài hát về chủ đề thầy cô rồi cùng nhau trò chuyện về tình cảm và sự yêu thương mà các cô đã dành cho các con hàng ngày khi các con ở lớp, tiếp theo tôi hướng cho trẻ vào một gian hàng bán đồ lưu niệm nhằm giúp trẻ có những ý tưởng và tình cảm riêng của mình dành cho cô.. .. với cách dẫn dắt vào hoạt động như vậy sẽ làm cho trẻ hào hứng hơn và sẽ làm tấm thiệp một cách say sưa và cố gắng hơn. Qua thực tế đã cho thấy, khi sử dụng một hình tượng hay một tình huống, một câu chuyện nhỏ để giới thiệu trẻ đi vào hoạt động trọng tâm thì trẻ có hứng thú với hoạt động và kết quả là sản phẩm từ trẻ làm ra có hiệu quả nghệ thuật cao hơn. Tuy nhiên, để đạt được kết quả đó tôi phải chọn cách đưa ra tình huống phải phù hợp với nội dung tiết dạy, phù hợp với chủ điểm cũng như các tình huống trên trẻ trong tiết dạy hôm đó.

Ví dụ 3: " Trang trí bông hoa " Để chuẩn bị cho hoạt động này ,trong giờ hoạt động ngoài trời của trẻ tôi cho trẻ dạo chơi xung quanh trường và cho trẻ ngắm những bồn hoa và hỏi trẻ " Con thích bồn hoa nào nhất ? Vì sao ?....Con nhìn xem bông hoa này có màu gì? Trông những cánh hoa của nó ra sao? Lá hoa thế nào?... " để chuẩn bị biểu tượng cho bài " Trang trí bông hoa" thì việc làm này sẽ giúp trẻ thể hiện lại được những nét độc đáo riêng của mình thông qua việc quan sát tận mắt, mà không tạo ra một cách máy móc và dựa trên ý tưởng sẵn có của cô…

Hình 4: Hình ảnh cô và trẻ quan sát bồn hoa

           Ngoài việc giúp trẻ lĩnh hội những kiến thức thực tế để làm giàu vốn kinh nghiệm cho bản thân, thì bên cạnh đó tôi cũng luôn chú trọng đến nhiệm vụ, nội dung và phương pháp hướng dẫn giúp trẻ thực hiện các thao tác tạo hình một cách tốt nhất đối với từng thể loại và từng nội dung hoạt động sao cho phù hợp với khả năng  của từng trẻ

      VD : Cho trẻ học  "Nặn đôi đũa" Với bài này tôi chuẩn bị vật mẫu của mình to hơn của trẻ  đồng thời cũng chuẩn bị một số vật mẫu nhỏ để cho trẻ quan sát kĩ hơn và tôi cho trẻ ngồi đội hình vòng cung. Thông qua việc đàm thoại về màu sắc và cách chọn màu, cách chia tỉ lệ đất giúp trẻ thực hiện tốt hơn bài làm của mình. Thông qua đó tôi cũng lồng hép nội dung giáo dục nhằm phát triển tình cảm đạo đức cũng như tình cảm xã hội ở trẻ.

              Từ những cảm xúc tạo hình, trẻ bắt đầu cảm nhận, phân biệt hình dạng và thể hiện hình dáng của các vật mẫu, phát triển các thao tác tạo hình, đồng thời là khả năng tri giác bằng mắt. Trẻ được bồi dưỡng khả năng điều khiển bằng mắt các thao tác của mình càng tốt bao nhiêu thì càng có khả năng truyền đạt các hình dáng của các vật mẫu chính xác bấy nhiêu.
      Hoạt động tạo hình còn có thể được thực hiện trên các tiết học của các lĩnh vực hoạt động khác, ở các tiết học này có thể giải quyết bổ sung một số nhiệm vụ của hoạt động tạo hình, bởi vậy trong các hoạt động của những bài học đó xen vào một số yếu tố của hoạt động mang tính tạo hình. Trong các buổi đón trẻ, hay những giờ rãnh rỗi tôi cung cấp cho trẻ các thông tin về các đối tượng miêu tả, trao đổi, cùng hoạt động với trẻ để nắm bắt hiểu biết. 

 Hình 5: Hình ảnh giờ học nặn của trẻ

4. Biện pháp 4. Sử dụng nguyên vật liệu tạo hình đa dạng phong phú .

Hoạt động tạo hình không thể thực hiện được nếu không có nguyên vật liệu tạo hình. Để hoạt động tạo hình có hiệu quả, phát huy tính tích cực thì việc sử dụng nguyên vật liệu tạo hình là rất quan trọng. Nguyên vật liệu là những đồ dùng, dụng cụ trẻ sử dụng để thể hiện bản thân một cách thoải mái tự nhiên và tự phát trong các quá trình hoạt động tạo hình.

Nguyên vật liệu có thể được sản xuất như giấy, kéo nhoặc có sẵn như lá cây hay những phế liệu vỏ hộp…

Sự đa dạng của nguyên vật liệu tạo hình để lựa chọn nhằm kích thích tính chủ động và khả năng sáng tạo của trẻ. 

Những hoạt động tạo hình liên quan đến thể hiện màu sắc và biểu tượng như tô màu, vẽ và nặn, khuyến khích sự tự thể hiện của trẻ. Những hoạt động này giúp trẻ giải tỏa sự căng thẳng về tinh thần, luyện tập cơ tay, thông qua thao tác, động tác nhịp nhàng ( Như khi tô màu và nặn).

Hình 6: Một số nguyên vật liệu cô đã chuẩn bị sẵn

5. Biện pháp 5. Phối kết hợp với phụ huynh.

Ngoài các biện pháp trên thì việc phối kết hợp với phụ huynh góp phần không nhỏ vào việc nâng cao khả năng tư duy, tích cực sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình.

Tôi đã tìm hiểu đối tượng trẻ trong lớp và rút ra những thông tin chính xác cho phụ huynh, biết cách tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình và trong đó cô, trẻ phải làm gì để phụ huynh tác động đến trẻ cùng cô.

Trao đổi với phụ huynh tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật, sản phẩm tạo hình và cùng cô sưu tầm các nguyên vật liệu tạo hình có sẵn phục vụ cho hoạt động tạo hình.

Hai nữa việc trao đổi với phụ huynh để cho trẻ đi học thường xuyên, đều đặn vì nó sẽ giúp cho tiếp thu có hệ thống liên tục, trẻ sẽ ghi nhớ lại một cách tích cực sáng tạo trong quá trình tạo hình.

Tôi thấy rằng để giúp trẻ phát huy tính tích cực sáng tạo trong hoạt động tạo hình không phải ngày một ngày hai mà cần có biện pháp thực hiện thường xuyên, liên tục và cũng không có biện pháp nào là tối ưu mà còn phụ thuộc vào thực tế lớp học mà cô sử dụng các biện pháp cho phù hợp, với những biện pháp trên tôi đã thu được đáng mừng trên trẻ.   


Tác giả: Đào Thị Nhung
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.700
Hôm qua : 2.110
Tháng trước : 112.374